(Dịch) Kiếm Lai
Chương 2 : Chương 1: Kinh chập 2
Người đăng: Dương Văn Duy
Ngày đăng: 17:24 23-12-2022
Chương 2 : Chương 1: Kinh chập 2
Vào lúc chiều tà, trong một trấn nhỏ, tại một nơi yên tĩnh tên là ngõ Nê Bình, một thiếu niên gầy ốm lẻ loi hiu quạnh đang dựa theo thói quen một tay cầm ngọn nến, một tay cầm cành đào, soi khắp các chỗ trong căn phòng, vách tường, giường gỗ, dùng cành đào gõ đánh, ý đồ xua đuổi rắn rết, miệng lẩm bẩm câu truyền miệng trong trấn nhỏ này đời đời truyền xuống: Mùng 2 tháng 2, chiếu sáng nhà, đào vách tường, rắn rết trong nhân gian không chỗ nấp.
Thiếu niên họ Trần, danh Bình An, cha mẹ sớm qua đời.
Đồ sứ của trấn nhỏ này rất nổi danh, từ thời khai quốc đến nay, đã đảm đương trọng trách "Phụng chiếu nung đồ cúng tế hiến lăng", có quan viên triều đình hàng năm ở lại, quản lý sự vụ.
Thiếu niên này không có chỗ nương tựa, từ sớm đã trở thành một thợ lò sứ, bắt đầu chỉ có thể làm một chút việc nặng vặt vãnh, đi theo một ông thầy tính tình nửa mùa khó chịu. Vất vả vài năm mới thu được một chút kỹ thuật về nung sứ. Thế nhưng thế sự vô thường, đột nhiên trấn nhỏ này mất đi bùa hộ mệnh về việc nung sứ, mấy chục cái lò nung thế như hình rồng nằm xung quanh thị trấn trong một đêm bị quan phủ cưỡng chế đóng cửa, tắt đèn toàn bộ.
Trần Bình An buông cành đào mới bẻ, thổi tắt ngọn nến, đi ra khỏi phòng, ngồi ở bậc thềm, ngửa đầu nhìn, trời sao lấp lánh.
Đến nay hắn vẫn nhớ rõ ràng, ông thầy chỉ chịu nhận mình làm nửa đồ đệ kia họ Diêu, được người ta phát hiện ngồi ở trên một cái ghế trúc nhỏ, nhắm mắt, đầu hướng về phía lò nung vào sáng sớm cuối thu năm trước. Nhưng những người để tâm vào chuyện vụ vặt về một người thợ già như vậy chỉ là số ít. Thợ thủ công của trấn nhỏ này đời đời chỉ biết nung sứ, vừa không dám đi quá giới hạn đi nung hàng cống phẩm, lại không dám mang đồ sứ cất trong kho ra buôn bán với dân chúng, chỉ phải đều tìm đường ra khác,
Năm mười năm bốn tuổi, Trần Bình An rốt cuộc cũng bị đuổi ra khỏi nhà, sau khi trở lại ngõ Nê Bình, hắn vẫn ở trong ngôi nhà cũ đã sớm rách nát không chịu nổi này, cảnh tượng không sai biệt lắm là chỉ có bốn bức tường ảm đạm, điều đó làm cho Trần Bình An muốn làm bại gia tử, cũng không muốn bắt đầu từ đâu.
Làm cô hồn dã quỷ bay tới bay lui một thời gian, hắn thật sự tìm không được nghề nghiệp nào để kiếm tiền, chỉ dựa vào về chút tích góp ít ỏi mới miễn cưỡng lấp đầy bụng.
Mấy ngày hôm trước nghe nói ở ngõ Kỵ Long có một lão thợ rèn họ Nguyễn mới chuyển đến tuyển người, tuyên bố muốn thu bảy tám học đồ rèn sắt, không trả tiền công, nhưng sẽ bao ăn. Trần Bình An cũng nhanh chạy tới tìm vận may, nhưng hắn cũng chưa từng nghĩ đến ông thầy đó chỉ liếc mắt nhìn hắn, đã từ chối hắn từ ngoài cửa.
Lúc ấy Trần Bình An rất buồn, chẳng lẽ cái chuyện làm nghề thợ rèn này, không phải xem lực cánh tay lớn nhỏ, mà là xem tướng mạo tốt xấu hay sao? Phải biết rằng Trần Bình An tuy nhìn gầy yếu, nhưng khí lực cũng không thể khinh thường, hắn từ nhỏ đã được rèn luyện trụ cột thân thể, ngoài ra, hắn còn đi theo Diêu lão nhân, chạy khắp núi núi sông sông trong phạm vi trăm dặm khắp trấn nhỏ, nếm đủ tư vị các loại thổ nhưỡng bốn phía, chịu đủ mệt nhọc, chuyện gì hắn cũng đều nguyện ý làm, không chút nào chần chờ.
Đáng tiếc, lão Diêu thủy chung không thích Trần Bình An, ghét bỏ hắn do hắn không có ngộ tính, chỉ là gỗ tạp, còn kém xa đại đồ đệ Lưu Tiện Dương. Chuyện này cũng không thể trách lão nhân bất công được, sư phụ đưa vào cửa, tu hành ở cá nhân, ví dụ như cùng là một cái chén đơn giản, Lưu Tiện Dương chỉ cần nửa năm công lực, đã ngang với tiêu chuẩn Trần Bình An vất vả ba năm.
Tuy đời này cũng chưa chắc đã cần tới cái tay nghề này nữa, nhưng Trần Bình An vẫn giống như xưa, nhắm mắt lại, tưởng tượng trước người mình lại có bàn đá cùng bánh xe, bắt đầu luyện tập làm chén, quen tay hay việc.
Đại khái qua mỗi một khắc, hắn sẽ tạm nghỉ một chút, lắc lắc cổ tay, tuần hoàn lặp lại như thế, cho đến khi cả người hoàn toàn mất hết tinh lực, Trần Bình An mới đứng dậy, vừa tản bộ ở trong viện, vừa chậm rãi dãn gân cốt. Cho tới bây giờ không có ai dạy Trần Bình An cái này, là chính hắn tự tìm ra môn đạo.
Trong lúc đất trời yên tĩnh, Trần Bình An nghe được một tiếng cười châm chọc chói tai, hắn dừng chân lại, quả nhiên, nhìn thấy người bạn cùng lứa tuổi ngồi xổm trên đầu tường, nhếch miệng, không chút nào che dấu thần sắc khinh rẻ hắn.
Người này là hàng xóm cũ của Trần Bình An, nghe nói là con riêng của Giám tạo đại nhân tiền nhiệm, vị đại nhân nọ e sợ bị miệng đời cười chê, quan chức phụ trách đạo đức buộc tội, cuối cùng một mình trở lại kinh thành báo cáo công tác, giao đứa con cho quan viên thay thế có quan hệ thân thiết giúp trông coi chiếu cố.
Hôm nay, khi trấn nhỏ này mất đi tư cách chế tạo đồ gốm cho triều đình một cách khó hiểu, vị đại nhân phụ trách giám sát công việc lò gốm còn khó giữ được mình, giống như Nê Bồ Tát (Bồ Tát đất) qua sông, nào còn chiếu cố được người con riêng của quan lại đồng liêu. Ông ta chỉ để lại một chút tiền bạc rồi vội vã bất an chạy về kinh thành lo lót quan hệ.
Thiếu niên hàng xóm tự nhiên đã trở thành thứ bị vứt bỏ, nhưng sống qua ngày vẫn khá thoải mái, cả ngày dẫn theo nha hoàn bên người, dạo chơi ở trong ngoài trấn nhỏ, quanh năm suốt tháng chơi bời lêu lổng, cũng chưa bao giờ từng ưu sầu vì tiền bạc.
Tường viện nhà trong ngõ Nê Bình làm bằng đất vàng, đều rất thấp, thiếu niên hàng xóm cũng không cần kiễng gót chân cũng có thể nhìn thấy cảnh tượng trong sân bên này, nhưng mỗi lần nói chuyện cùng Trần Bình An, hắn đều cố tình thích ngồi xổm ở đầu tường.
So sánh với Trần Bình An thô thiển dân quê, thì thiếu niên hàng xóm lịch sự tao nhã hơn rất nhiều, tên là Tống Tập Tân, ngay cả tỳ nữ cùng hắn sống nương tựa lẫn nhau, tên cũng có vẻ nho nhã, nàng tên là Trĩ Khuê. Cô gái lúc này đứng ở bên kia tường viện, nàng có một đôi mắt hạnh, rụt rè sợ hãi.
Bên kia cửa viện, bỗng dưng có tiếng nói vang lên, "Tỳ nữ này của ngươi có bán hay không?"
Tống Tập Tân ngẩn người, quay đầu về hướng lời nói, đó là một thiếu niên áo gấm, mặt mày mỉm cười, đứng ở ngoài viện, một gương mặt hoàn toàn xa lạ.
Thiếu niên áo gấm đứng bên cạnh một vị lão giả thân hình cao lớn, khuôn mặt trắng nõn, sắc mặt hòa ái, nhẹ nhàng hí mắt đánh giá thiếu niên, thiếu nữ trong hai tòa nhà giáp sân.
Tầm mắt lão giả đảo qua Trần Bình An, cũng không dừng lại, nhưng mà ở trên người Tống Tập Tân cùng tỳ nữ, hơi có dừng lại, ý cười dần dần nồng đậm.
Tống Tập Tân liếc mắt nói: "Bán! Sao lại không bán!"
Thiếu niên nọ mỉm cười nói: "Vậy ngươi nói cái giá."
Cô gái trừng lớn đôi mắt, vẻ mặt không thể tưởng tượng, giống một con nai con.
Tống Tập Tân liếc cái xem thường, vươn một ngón tay, lắc lắc, "Bạc trắng một vạn lượng!"
Thiếu niên áo gấm sắc mặt như thường, gật đầu nói: "Tốt."
Tống Tập Tân thấy hắn bộ dáng không giống như là nói đùa, vội vàng sửa lời nói: "Là hoàng kim vạn lượng!"
Thiếu niên áo gấm khóe miệng nhếch lên, nói: "Chọc ngươi thôi."
Tống Tập Tân sắc mặt âm trầm.
Chương 2 : Chương 1: Kinh chập 2
Người đăng: Dương Văn Duy
Ngày mùng 2 tháng 2, ngày Rồng ngẩng đầu (ngày lễ Xuân Canh - tiết cày bừa vụ xuân).
Vào lúc chiều tà, trong một trấn nhỏ, tại một nơi yên tĩnh tên là ngõ Nê Bình, một thiếu niên gầy ốm lẻ loi hiu quạnh đang dựa theo thói quen một tay cầm ngọn nến, một tay cầm cành đào, soi khắp các chỗ trong căn phòng, vách tường, giường gỗ, dùng cành đào gõ đánh, ý đồ xua đuổi rắn rết, miệng lẩm bẩm câu truyền miệng trong trấn nhỏ này đời đời truyền xuống: Mùng 2 tháng 2, chiếu sáng nhà, đào vách tường, rắn rết trong nhân gian không chỗ nấp.
Thiếu niên họ Trần, danh Bình An, cha mẹ sớm qua đời.
Đồ sứ của trấn nhỏ này rất nổi danh, từ thời khai quốc đến nay, đã đảm đương trọng trách "Phụng chiếu nung đồ cúng tế hiến lăng", có quan viên triều đình hàng năm ở lại, quản lý sự vụ.
Thiếu niên này không có chỗ nương tựa, từ sớm đã trở thành một thợ lò sứ, bắt đầu chỉ có thể làm một chút việc nặng vặt vãnh, đi theo một ông thầy tính tình nửa mùa khó chịu. Vất vả vài năm mới thu được một chút kỹ thuật về nung sứ. Thế nhưng thế sự vô thường, đột nhiên trấn nhỏ này mất đi bùa hộ mệnh về việc nung sứ, mấy chục cái lò nung thế như hình rồng nằm xung quanh thị trấn trong một đêm bị quan phủ cưỡng chế đóng cửa, tắt đèn toàn bộ.
Trần Bình An buông cành đào mới bẻ, thổi tắt ngọn nến, đi ra khỏi phòng, ngồi ở bậc thềm, ngửa đầu nhìn, trời sao lấp lánh.
Đến nay hắn vẫn nhớ rõ ràng, ông thầy chỉ chịu nhận mình làm nửa đồ đệ kia họ Diêu, được người ta phát hiện ngồi ở trên một cái ghế trúc nhỏ, nhắm mắt, đầu hướng về phía lò nung vào sáng sớm cuối thu năm trước. Nhưng những người để tâm vào chuyện vụ vặt về một người thợ già như vậy chỉ là số ít. Thợ thủ công của trấn nhỏ này đời đời chỉ biết nung sứ, vừa không dám đi quá giới hạn đi nung hàng cống phẩm, lại không dám mang đồ sứ cất trong kho ra buôn bán với dân chúng, chỉ phải đều tìm đường ra khác,
Năm mười năm bốn tuổi, Trần Bình An rốt cuộc cũng bị đuổi ra khỏi nhà, sau khi trở lại ngõ Nê Bình, hắn vẫn ở trong ngôi nhà cũ đã sớm rách nát không chịu nổi này, cảnh tượng không sai biệt lắm là chỉ có bốn bức tường ảm đạm, điều đó làm cho Trần Bình An muốn làm bại gia tử, cũng không muốn bắt đầu từ đâu.
Làm cô hồn dã quỷ bay tới bay lui một thời gian, hắn thật sự tìm không được nghề nghiệp nào để kiếm tiền, chỉ dựa vào về chút tích góp ít ỏi mới miễn cưỡng lấp đầy bụng.
Mấy ngày hôm trước nghe nói ở ngõ Kỵ Long có một lão thợ rèn họ Nguyễn mới chuyển đến tuyển người, tuyên bố muốn thu bảy tám học đồ rèn sắt, không trả tiền công, nhưng sẽ bao ăn. Trần Bình An cũng nhanh chạy tới tìm vận may, nhưng hắn cũng chưa từng nghĩ đến ông thầy đó chỉ liếc mắt nhìn hắn, đã từ chối hắn từ ngoài cửa.
Lúc ấy Trần Bình An rất buồn, chẳng lẽ cái chuyện làm nghề thợ rèn này, không phải xem lực cánh tay lớn nhỏ, mà là xem tướng mạo tốt xấu hay sao? Phải biết rằng Trần Bình An tuy nhìn gầy yếu, nhưng khí lực cũng không thể khinh thường, hắn từ nhỏ đã được rèn luyện trụ cột thân thể, ngoài ra, hắn còn đi theo Diêu lão nhân, chạy khắp núi núi sông sông trong phạm vi trăm dặm khắp trấn nhỏ, nếm đủ tư vị các loại thổ nhưỡng bốn phía, chịu đủ mệt nhọc, chuyện gì hắn cũng đều nguyện ý làm, không chút nào chần chờ.
Đáng tiếc, lão Diêu thủy chung không thích Trần Bình An, ghét bỏ hắn do hắn không có ngộ tính, chỉ là gỗ tạp, còn kém xa đại đồ đệ Lưu Tiện Dương. Chuyện này cũng không thể trách lão nhân bất công được, sư phụ đưa vào cửa, tu hành ở cá nhân, ví dụ như cùng là một cái chén đơn giản, Lưu Tiện Dương chỉ cần nửa năm công lực, đã ngang với tiêu chuẩn Trần Bình An vất vả ba năm.
Tuy đời này cũng chưa chắc đã cần tới cái tay nghề này nữa, nhưng Trần Bình An vẫn giống như xưa, nhắm mắt lại, tưởng tượng trước người mình lại có bàn đá cùng bánh xe, bắt đầu luyện tập làm chén, quen tay hay việc.
Đại khái qua mỗi một khắc, hắn sẽ tạm nghỉ một chút, lắc lắc cổ tay, tuần hoàn lặp lại như thế, cho đến khi cả người hoàn toàn mất hết tinh lực, Trần Bình An mới đứng dậy, vừa tản bộ ở trong viện, vừa chậm rãi dãn gân cốt. Cho tới bây giờ không có ai dạy Trần Bình An cái này, là chính hắn tự tìm ra môn đạo.
Trong lúc đất trời yên tĩnh, Trần Bình An nghe được một tiếng cười châm chọc chói tai, hắn dừng chân lại, quả nhiên, nhìn thấy người bạn cùng lứa tuổi ngồi xổm trên đầu tường, nhếch miệng, không chút nào che dấu thần sắc khinh rẻ hắn.
Người này là hàng xóm cũ của Trần Bình An, nghe nói là con riêng của Giám tạo đại nhân tiền nhiệm, vị đại nhân nọ e sợ bị miệng đời cười chê, quan chức phụ trách đạo đức buộc tội, cuối cùng một mình trở lại kinh thành báo cáo công tác, giao đứa con cho quan viên thay thế có quan hệ thân thiết giúp trông coi chiếu cố.
Hôm nay, khi trấn nhỏ này mất đi tư cách chế tạo đồ gốm cho triều đình một cách khó hiểu, vị đại nhân phụ trách giám sát công việc lò gốm còn khó giữ được mình, giống như Nê Bồ Tát (Bồ Tát đất) qua sông, nào còn chiếu cố được người con riêng của quan lại đồng liêu. Ông ta chỉ để lại một chút tiền bạc rồi vội vã bất an chạy về kinh thành lo lót quan hệ.
Thiếu niên hàng xóm tự nhiên đã trở thành thứ bị vứt bỏ, nhưng sống qua ngày vẫn khá thoải mái, cả ngày dẫn theo nha hoàn bên người, dạo chơi ở trong ngoài trấn nhỏ, quanh năm suốt tháng chơi bời lêu lổng, cũng chưa bao giờ từng ưu sầu vì tiền bạc.
Tường viện nhà trong ngõ Nê Bình làm bằng đất vàng, đều rất thấp, thiếu niên hàng xóm cũng không cần kiễng gót chân cũng có thể nhìn thấy cảnh tượng trong sân bên này, nhưng mỗi lần nói chuyện cùng Trần Bình An, hắn đều cố tình thích ngồi xổm ở đầu tường.
So sánh với Trần Bình An thô thiển dân quê, thì thiếu niên hàng xóm lịch sự tao nhã hơn rất nhiều, tên là Tống Tập Tân, ngay cả tỳ nữ cùng hắn sống nương tựa lẫn nhau, tên cũng có vẻ nho nhã, nàng tên là Trĩ Khuê. Cô gái lúc này đứng ở bên kia tường viện, nàng có một đôi mắt hạnh, rụt rè sợ hãi.
Bên kia cửa viện, bỗng dưng có tiếng nói vang lên, "Tỳ nữ này của ngươi có bán hay không?"
Tống Tập Tân ngẩn người, quay đầu về hướng lời nói, đó là một thiếu niên áo gấm, mặt mày mỉm cười, đứng ở ngoài viện, một gương mặt hoàn toàn xa lạ.
Thiếu niên áo gấm đứng bên cạnh một vị lão giả thân hình cao lớn, khuôn mặt trắng nõn, sắc mặt hòa ái, nhẹ nhàng hí mắt đánh giá thiếu niên, thiếu nữ trong hai tòa nhà giáp sân.
Tầm mắt lão giả đảo qua Trần Bình An, cũng không dừng lại, nhưng mà ở trên người Tống Tập Tân cùng tỳ nữ, hơi có dừng lại, ý cười dần dần nồng đậm.
Tống Tập Tân liếc mắt nói: "Bán! Sao lại không bán!"
Thiếu niên nọ mỉm cười nói: "Vậy ngươi nói cái giá."
Cô gái trừng lớn đôi mắt, vẻ mặt không thể tưởng tượng, giống một con nai con.
Tống Tập Tân liếc cái xem thường, vươn một ngón tay, lắc lắc, "Bạc trắng một vạn lượng!"
Thiếu niên áo gấm sắc mặt như thường, gật đầu nói: "Tốt."
Tống Tập Tân thấy hắn bộ dáng không giống như là nói đùa, vội vàng sửa lời nói: "Là hoàng kim vạn lượng!"
Thiếu niên áo gấm khóe miệng nhếch lên, nói: "Chọc ngươi thôi."
Tống Tập Tân sắc mặt âm trầm.
Bình luận truyện